Tin tức
Trong thời đại công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng hợp đồng điện tử để tối ưu hóa thời gian và chi phí trong các giao dịch kinh tế. Vậy hợp đồng điện tử là gì và có tính pháp lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Hợp đồng điện tử là gì?
Căn cứ theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử 2005, thì hợp đồng điện tử được định nghĩa như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Cũng tại Điều 4 của Luật Giao dịch điện tử 2005 có giải thích thêm: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Trong đó: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.”
Có thể hiểu 3 đặc điểm chính của hợp đồng điện tử đó là:
– Khác với hợp đồng giấy, thông tin hợp đồng điện tử được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu
– Mọi quy trình đều thực hiện online trên môi trường số mà không cần gặp mặt trực tiếp
– Với hợp đồng giấy, chỉ có 2 bên tham gia vào hợp đồng là bên mua và bên bán. Còn với hợp đồng điện tử ngoài 2 bên này, còn có một chủ thể thứ 3 nữa. Đó chính là nhà cung cấp mạng, hoặc cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.
2. Căn cứ pháp lý của Hợp đồng điện tử
Pháp luật Việt Nam công nhận hợp đồng điện tử có tính pháp lý giống như hợp đồng giấy. Điều này được thể hiện qua Điều 34, Luật Giao dịch điện tử 200: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.
Bên cạnh đó là Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Luật lao động số 45/2019/QH14 đều tiếp tục khẳng định căn cứ pháp lý của hợp đồng điện tử.
3. Ưu điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng giấy
Sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra những lợi ích của việc làm việc và kết nối từ xa. Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những giải pháp bổ sung không thể thiếu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
4. Giới thiệu giải pháp Hợp đồng điện tử Atomi eContract
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Atomi Digital cũng đã nghiên cứu và cho ra mắt Atomi eContract. Giải pháp này cho phép các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với đối tác/khách hàng mọi lúc mọi nơi qua môi trường điện tử một cách nhanh chóng, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo tính pháp lý.
Mọi thao tác trên Atomi eContract đều được ghi vết để đảm bảo sự toàn vẹn của nội dung, xác định chính xác danh tính các bên và lưu trữ an toàn.
Quy trình ký hợp đồng điện tử của Atomi eContract:
– Bước 1: Người tạo hợp đồng
- Upload file hợp đồng
- Xác định luồng và thứ tự người xem xét/ký
- Xác định vị trí ký
- Gửi hợp đồng
– Bước 2: Người xem xét
- Nhận email thông báo tự động
- Duyệt trước nội dung hợp đồng
– Bước 3: Người ký
- Nhận email thông báo tự động
- Thực hiện ký số mà không cần tài khoản vào hệ thống
– Bước 4: Các bên ký hợp đồng
- Hệ thống gửi thông báo hoàn tất ký hợp đồng đến các bên
- Hợp đồng được lưu trữ và mã hoá
Ưu điểm của giải pháp hợp đồng điện tử của Atomi Digital:
– Dễ dàng lưu trữ: Doanh nghiệp có thể lưu trữ online hoặc tải về lưu trữ offline tại hệ thống dễ dàng, nhanh chóng
– Tính bảo mật cao: Hợp đồng điện tử giúp giảm thiểu rủi ro về giả mạo chữ ký, tẩy xoá, thay trang, đồng thời tránh thất lạc
– Dễ dàng chia sẻ: Dễ dàng chi sẻ với các bộ phận liên quan trong công ty mà không mất thời gian scan lại tài liệu
– Phân quyền: Phân quyền theo chức năng, phòng ban dễ dàng, giúp kiểm soát quyền truy cập tài liệu giữa các nhân sự
– Tiết kiệm: Thay đổi nhỏ mang lại lợi ích lớn với hợp đồng điện tử, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 70% thời gian và chi phí
– Nâng cao hiệu quả: Dịch vụ hợp đồng điện tử giúp việc ký kết hợp đồng trở nên dẽ dàng, kiểm tra luồng ký online, tải xuống lưu trữ nhanh chóng
– Dễ dàng triển khai: Thời gian triển khai nhanh chóng là lợi thế rất lớn
– Tăng khả năng thích ứng: Chỉ cần hệ thống Internet là có thể sử dụng dịch vụ tại bất kỳ đâu, di chuyển vẫn có thể ký kết, xem xét tài liệu
– Giảm thiểu rủi ro: Xoá tan nỗi lo về mất mát, thất lạc, quản lý trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
– Đa dạng nền tảng: Doanh nghiệp có thể sử dụng trên máy tính, trên điện thoại, máy tính bảng, hoặc tích hợp vào hệ thống của Doanh nghiệp
– Chủ động tạo tài liệu: Với account được cung cấp, Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc tạo các tài liệu, mẫu, luồng ký ở mọi nơi
Để được tư vấn chi tiết và nhận demo về giải pháp Hợp đồng điện tử Atomi eContract, vui lòng liên hệ Atomi Digital qua hotline 024 3209 8686 hoặc hòm thư lienhe@atomi.com.vn!
Tin khác cùng loại
Chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học
Theo đó, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền bằng phương thức điện tử trên 10 triệu đồng/giao dịch là phải xác thực khuôn mặt/vân tay. Thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học … Đọc tiếp “Chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học”
Bản tin ngành Tài chính ngân hàng tháng 12/2023
Sự phát triển của Công nghệ luôn không ngừng, song song với các ngành khác, ngành Ngân hàng Việt Nam cũng luôn chuyển mình theo sự phát triển đó. Để mang đến những tin tức cập nhật về ngành tài chính ngân hàng, Atomi Dgital xin đem đến cho khách hàng bảng tin tháng 12/2023. … Đọc tiếp “Bản tin ngành Tài chính ngân hàng tháng 12/2023”
Bản tin ngành Tài chính ngân hàng tháng 11/2023
Theo dòng phát triển công nghệ số, ngành Ngân hàng Việt Nam luôn có những bước chuyển mình lớn về công nghệ, điều này thu hút sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Trong bản tin ngành Tài chính ngân hàng tháng 11.2023, Atomi Digital sẽ đem đến những tin tức cập nhật về ngành … Đọc tiếp “Bản tin ngành Tài chính ngân hàng tháng 11/2023”